Có rất nhiều cách trồng rau thủy canh tại nhà nhưng cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp lại được lựa chọn nhiều. Không cần phải bỏ ra chi phí cao lại còn tiết kiệm nước và với cách trồng khá đơn giản bạn đã có thể sở hữu nhưng loại rau sạch, ngon và xanh cho gia đình. Cùng Monrovia tìm hiểu về bí quyết về cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp nhé!
Trồng rau thủy canh là gì?
Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau không cần sử dụng đất mà trồng trực tiếp trên nền giá thể (xơ dừa, mút xốp,…) hoặc dung dịch dinh dưỡng. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là dùng dung môi để cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho rau. Nhờ vậy mà rau sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng cách trồng rau thủy canh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn so với rau trồng thổ canh gấp nhiều lần.
Ưu và nhược điểm cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp
Ưu điểm
- Không mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
- Không cần tưới nước hàng ngày nên không làm bẩn sàn.
- Tiết kiệm được nước tưới.
- Chi phí thấy vì thùng xốp có giá khá rẻ so với ống nhựa trồng rau thủy canh.
- Không có sự xuất hiện của cỏ dại, giảm khả năng phát sinh mầm bệnh.
- Năng suất cao ngờ khả năng hấp thụ tốt từ dung dịch dinh dưỡng nên giúp rau giảm thiểu sâu bệnh
Nhược điểm
Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm giá trị nhưng việc trồng rau thủy canh cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Không phải giống rau nào cũng thích hợp trồng thủy canh.
- Nếu phát sinh sâu bệnh thì thường lây lan rất nhanh do thủy canh gồm một hệ thống liên kết chặt chẽ, nhất là bể chứa dung dịch.
- Gây ô nhiễm môi trường vì thùng xốp được làm từ nhựa EPS khó phân hủy.
- Thùng xốp không phải là chất liệu chuyên dụng nên khi có ánh sáng chiếu mạnh vào thfung xốp dễ làm dung dịch dinh dưỡng nóng lên gây ra tình trạng thối rễ cho rau.
- Thùng xốp thường nhanh hỏng, vỡ, nứt, bẩn và hay bị rong rêu làm giảm năng xuất cũng như chất lượng của rau trồng.
- Dung dịch thùy canh khi trồng trong thùng xốp thường đứng yên và chứa rất ít oxy, không đảm bảo cho cây trồng.
Các mô hình cách trồng rau thủy canh hiện nay
Mô hình khí canh
Là mô hình trồng rau thủy canh dùng hơi sương để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển và sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
Mô hình khí canh được chia làm 2 loại: Khí canh trụ đứng và khí canh sàn ngang.
Mô hình thủy canh tĩnh
Là kỹ thuật trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc khay, thùng chứa hoặc bể phía dưới. Phần ngăn giữ cây là bệ nổi được đặt trên miệng bể chứa. Trong bể chứa dung dịch được đặt thêm một hệ thống sục khí oxy giúp rễ cây thông thoáng, phát triển tốt.
Mô hình thủy canh hồi lưu
Sử dụng hệ thống bơm dung dịch thủy canh tự động để cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách tuần hoàn. Khi sử dụng mô hình này, các chất dinh dưỡng sẽ được ống thủy canh luân chuyển đến từng cây theo chu kỳ nhất định. Vì thế, rễ cây luôn thông thoáng tránh được hiên tượng ngập úng và lượng dinh dưỡng được kiểm soát tốt hơn. Có thể nói, đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay áp dụng cho quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Mô hình thủy canh nhỏ giọt
Theo mô hình này, hệ thống máy bơm sẽ tự động bơm dung dịch dinh dưỡng cho cây bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt trực tiếp lên rễ cây. Phần dinh dưỡng dư sẽ được lọc trở lại bể chứa và có thể tái sử dụng.
Điều kiện cần thiết để trồng rau thủy canh
- Sân thượng phải có mái che.
- Rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày.
- Tránh mưa vì có thể làm loãng dung dịch thủy canh khiến cho rau bị thiếu chất.
- Vào những ngày nắng nóng cần phun sương lên lá từ 2-3 lần 1 ngày để rau được tươi và khỏe.
- Dung dịch không được ngập hoàn toàn rễ cây, chỉ để dung dịch tối đa 1/2 rễ.
Những loại rau có thể trồng thủy canh trong thùng xốp
Tùy vào kích thước của thùng để có thể quyết định trồng loại rau gì. Một số rau mà bạn có thể trồng thủy canh dễ dàng không tốn nhiều công sức:
- Xà lách: Loại rau phổ biến và dễ trồng từ thổ canh đến thủy canh.
- Cải cúc: là rau có nhiều dinh dưỡng và có thể thu hoạch sau 25-30 ngày gieo trồng.
- Mồng tơi: rất dễ phát triển trong thùng xốp với độ sâu từ 12-15cm và là rau ưu nắng.
- Rau muống: đây là loại rau rất dễ trồng trong thùng xốp, nhanh lớn và ít tốn công chăm sóc.
- Cải ngọt, cải xanh: 2 loại rau cải này có nhiều lợi ích như tiêu thực hạ khí, lợi trường vị,..
- Rau dền: nhờ bộ rễ khỏe mạnh nên rau dền rất dễ trồng.
Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp
Chuẩn bị nguyên liệu để trồng rau thủy canh
Thùng xốp: Chọn thùng xốp có kich thước phù hợp, có đủ độ sâu để chứa dung dịch dinh dưỡng. Khoan các lỗ nhỏ ở trên nắp thùng xốp vừa với rọ trồng cây.
Rọ trồng rau: Sử dụng các rọ nhựa có kích thước vừa phải hoặc bạn có thể sử dụng cốc nhựa đục nhiều lỗ dưới đáy với đường kính khoảng 2-3cm để làm rọ thủy canh.
Hạt giống: Chuẩn bị các hạt giống chất lượng, các loại hạt trồng rau thủy canh phù hợp.
Giá thể: Sử dụng giá thể trồng như sơ dừa, mút xốp hoặc trấu hun hay các giá thể có khả năng thoáng khí và giữ ẩm tốt cho cây.
Dung dịch dinh dưỡng: Cần phải có nước sạch, các loại dung dịch thủy sinh dạng bột hoặc dạng nước để pha dung dịch dinh dưỡng. Ngoài ra cần chuẩn bị bút đo nồng độ PPM và bút đo pH.
Các bước tiến hành trồng thủy canh trong thùng xốp
Bước 1: Phủ bên trong thùng xốp bằng lớp nilon đen nông nghiệp để giữ dung dịch dinh dưỡng luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cây sinh trưởng tốt, rồi sau đó đổ nước vào.
Bước 2: Đục lỗ trên nắp thùng xốp với kích thước vừa với rọ thủy canh. Số lượng lỗ trên nắp thùng tùy vào loại rau và mật độ trồng. Giữa các lỗ có khaorng cách tối thiểu từ 5-6cm.
Bước 3: Thực hiện ươm giống rau trồng
Ngâm giá thể từ 5-10 phút trong nước để tạo độ ẩm rồi đổ đầy 2/3 rọ thủy canh. Sau đó ươm hạt giống vào độ sâu 0,5-1cm. Mỗi rọ thủy canh chỉ nên gieo từ 2-3 hạt giống cùng loại.
Bước 4: Pha dung dịch dinh dưỡng hoặc có thể mua dung dịch thủy canh tại các cửa hàng uy tín. Dung dịch dinh dưỡng là một phần quan trọng không thể thiếu khi trồng rau thủy canh nên cần phải đảm bảo đủ nồng độ chất dinh dưỡng và phải phù hợp với từng loại rau. Đổ dung dịch dinh dưỡng vào thùng xốp sao cho mực nước cách nắp thùng ít nhất 2cm.
Bước 5: Đặt các rọ thủy canh đã ươm giống vào các lỗ đã đục trên nắp thùng xốp.
Bước cuối cùng: Theo dõi và chăm sóc cây đúng cách.
Cách chăm sóc
Ánh sáng
Để đảm bảo sự sinh trưởng của cây khi trồng thủy canh, cần đặt chúng ở nơi có ánh sáng tối thiểu từ 5-6 giờ mỗi ngày. Sử dụng mái che hoặc lưới che để giảm ánh nắng trực tiếp từ mặt trời cũng như bảo vệ cây khỏi mưa và gió. Điều này giúp duy trì điều kiện môi trường ổn định và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây.
Nhiệt độ
Nước
Dinh dưỡng
Khi cây rau bắt đầu ra lá, quá trình cung cấp dung dịch dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Bạn đổ dung dịch dinh dưỡng vào thùng xốp với liều lượng tăng dần theo giai đoạn phát triển của rau. Theo dõi thường xuyên, khoảng mỗi 3-4 ngày, bạn nên mở nắp thùng xốp để kiểm tra mức dung dịch dinh dưỡng bên trong, đồng thời kiểm tra và điều chỉnh nồng độ pH cũng như nồng độ dinh dưỡng để đảm bảo cây nhận được các chất cần thiết cho cây.