Thiên địch-Người bạn hữu ích cho cây trồng

thien-dich-nguoi-ban-huu-ich-cho-cay-trong

Thiên địch là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong nông nghiệp được sử dụng rộng rãi như một biện pháp sinh học. Có  nhiều loại thiên địch khác nhau từ côn trùng như châu chấu, bọ cánh cứng, nhện, … Cùng Monrovia tìm hiểu thiên địch là gì và các loại thiên địch mang lại hữu ích cho cây trồng nhé!

Thiên địch là gì?

thien-dich-la-gi
Thiên địch là gì?

Thiên địch là các sinh vật tự nhiên có ích, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sâu bọ gây hại trong nông nghiệp. Sử dụng thiên địch là biện pháp sinh học phổ biến, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học và bảo vệ môi trường. 

Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có các nhóm thiên địch riêng, chúng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể dịch hại, góp phần vào canh tác nông nghiệp bền vững và an toàn cho môi trường.

Những loại thiên địch có ích cho cây trồng

Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng và phong phú. Ngoài các loài côn trùng gây hại cho cây trồng, cũng có nhiều loài có ích giúp người nông dân bảo vệ mùa màng. Dưới đây là danh sách 13 loài thiên địch phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.

Nhện

Nhện là một loài có khả năng săn mồi xuất sắc, chúng ưa thích ăn sâu bọ, sâu bướm, rệp, châu chấu, và ruồi giấm. Khả năng săn mồi của chúng được nâng cao nhờ vào tơ nhện và sự nhanh nhạy. Mỗi con nhện trưởng thành có thể tiêu diệt và tiêu thụ tới 15 con mồi mỗi ngày. 

thien-dich-nhen
Nhện ưa thích ăn sâu bọ, sâu bướm, rệp, châu chấu, và ruồi giấm

Chúng thường sinh sống trên các cây có múi, cây rau màu, cây lúa,… Các loài nhện như nhện thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, và nhện linh miêu đều chuyên ăn các loại sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, và ruồi giấm. Dù sống trên cạn hoặc dưới nước, nhện đều là những thợ săn tài ba trong thế giới côn trùng.

Kiến vàng

Kiến là một trong những sinh vật có vai trò quan trọng trong canh tác hữu cơ. Nhưng không phải loài kiến nào cũng có ích. Loài kiến được ứng dụng rộng rãi nhất là kiến vàng, một loài thiên địch lợi hại của ruộng vườn. 

thien-dich-kien-vang
Kiến vàng có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại sâu bọ

Kiến vàng có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại sâu bọ gây hại cho cây trồng như bọ xít, rầy mềm, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, sâu đục thân,…

Kiến ba khoang

kien-ba-khoang
Kiến ba khoang

Ngoài kiến vàng còn có kiến ba khoang, thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu hoặc sâu cuốn lá, kiến ba khoang sẽ tiến vào để săn mồi. Mỗi con kiến ba khoang trung bình có thể ăn từ 3-5 con sâu non mỗi ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên các ruộng cây màu. 

Bọ rùa

Một số loại bọ rùa có ích bao gồm bọ rùa đỏ (Micraspis sp.), bọ rùa vàng (M. crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus) và bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata). 

bo-rua
Bọ rùa có hình dạng oval và có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm đỏ, vàng và có nhiều chấm đen nhỏ trên lưng.

Cả ấu trùng và con trưởng thành của những loài này đều ăn các loại côn trùng gây hại như rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non) và trứng rầy. Mỗi con bọ rùa có thể ăn được từ 5 đến 10 con rầy mỗi ngày, cũng như một số loại côn trùng khác như rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt và bọ chét.

Ong ký sinh

Các loài ong ký sinh có lợi phổ biến là ong đen, ong kén nhỏ và ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ khoảng vài chục trứng một ngày trên những loài côn trùng gây hại, trứng này sẽ phát triển và tiêu diệt vật ký sinh. 

ong-ky-sinh
Ong ký sinh với bộ cánh mỏng và vòi trứng dài, là những sát thủ đối với các loài côn trùng có hại như ấu trùng bướm trắng, bướm ngũ sắc, sâu bông và sâu keo.

Ngoài ra, còn có một loài ong ký sinh đặc biệt đó là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Chúng đẻ trứng và trứng của sâu cuốn lá, sau đó trứng ong nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng và có thể phát triển lên đến hơn 200 con, giúp kiểm soát sâu cuốn lá một cách hiệu quả.

Chuồn chuồn 

chuon-chuon
Chuồn chuồn

Chuồn chuồn tấn công côn trùng, sâu bọ từ trên cao xuống hoặc có thể bắt mồi ở trên không. Dù chuồn chuồn tự nhiên đã phát triển mạnh mẽ nhưng việc sử dụng chúng trong canh tác hữu cơ vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Bọ ngựa

Bọ ngựa săn mồi các loại sâu bọ gây hại cho cây trồng mà không gây tổn hại cho môi trường. Chúng mang theo “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn để săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng nhỏ như ấu trùng, ruồi, bướm, ong, gián. 

bo-ngua
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng nhỏ như ấu trùng, ruồi, bướm, ong, gián.

Những con bọ ngựa lớn hơn sẽ chuyển hướng tấn công các con mồi lớn hơn. Bọ ngựa nổi tiếng với khả năng ngụy trang tuyệt vời nên thường khó nhận biết được chúng. 

Muồm muỗm

muom-muom
Muồm muỗm

Là một loài côn trùng có ngoại hình tương đồng với châu chấu và cào cào, tuy nhiên chúng không ăn thực vật. Thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thức ăn của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

Bọ đuôi kìm

bo-duoi-kim
Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm có vẻ ngoài đặc trưng là màu đen bóng, khoang trắng ở giữa đốt bụng và điểm trắng ở đầu râu. Thường sinh sống ở các ruộng khô và xây tổ dưới đất tại gốc lúa. Loài bọ này thường chui vào những khe sâu đã bị đục để săn sâu non và đôi khi chúng cũng leo lên lá để tìm kiếm mồi như sâu cuốn la. Mỗi ngày, chúng có thể tiêu diệt từ 20 đến 30 con mồi.

Bọ cánh cứng ba khoang

bo-canh-cung-ba-khoang
Bọ cánh cứng ba khoang

Bọ cánh cứng ba khoang, còn được biết đến với tên gọi Ophionea nigrofasciata, là một loài côn trùng thân cứng và hoạt động mạnh. Ở giai đoạn sâu non, chúng có màu đen bóng, trong khi trưởng thành thì có màu nâu đỏ. Loài này thường tấn công vào tổ của sâu cuốn lá và các loại sâu non có bộ cánh vảy, và chúng phổ biến trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.

Bọ xít

Là những kẻ săn mồi chuyên nghiệp, bọ xít bắt mọi loại côn trùng nhỏ hơn chúng và thậm chí chúng còn ăn thịt các cá thể cùng loài nếu không có thức ăn khác. 

bo-xit
Bọ xít có mùi khá hôi nhưng chúng lại rất hữu ích trong nông nghiệp.

Thức ăn ưa thích của bọ xít là rầy, bọ trĩ, sâu bướm, côn trùng lá, côn trùng thân mềm và sâu bắp cải. Chúng thường sinh sống trên các loại cây như thìa là, bạc hà, cỏ đinh lăng, cây ăn quả và cây lúa.

Xác định tần suất của thiên địch

Để xác định tần suất sử dụng thiên địch, cần cân nhắc các yếu tố sau:

  1. Tình trạng sâu hại: Đánh giá mật độ và loại sâu hại trong vườn cây trồng để xác định liệu có cần thiết phải sử dụng thuốc trừ sâu hay không.
  2. Hiệu quả của thiên địch: Nắm vững về hiệu quả của thiên địch trong việc kiểm soát sâu hại. Nếu thiên địch hiệu quả, có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu.
  3. Môi trường: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đối với môi trường và sinh vật khác trong hệ sinh thái.
  4. Tính chọn lọc của thuốc: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính chọn lọc, ít ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.
  5. Tần suất sâu hại xuất hiện: Nếu sâu hại xuất hiện theo chu kỳ cố định, có thể lập kế hoạch sử dụng thiên địch vào các thời điểm này để giảm cần thiết sử dụng thuốc trừ sâu.

Sử dụng hợp lý thuốc hóa học và bảo vệ thực vật

Đa số các loại thuốc trừ sâu hiện nay đều gây hại đối với các loài thiên địch. Sử dụng thuốc trừ sâu có thể làm giảm mật độ của các loài này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại. 

Khi thiên địch bị huỷ diệt, mật độ sâu hại có thể tăng nhanh và gây ra dịch bệnh. Vòng đời dài hơn của thiên địch khiến việc phục hồi mật độ của chúng mất thời gian. Do đó, cần sử dụng thuốc trừ sâu khi thực sự cần thiết và chọn lựa các loại có tính chọn lọc, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học hoặc hữu cơ như tinh dầu neem, nano bạc để tránh ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.

Tổng kết

Thiên địch như các chiến binh vô cùng xuất sắc, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt và kiểm soát côn trùng gây hại. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhà nông, nhưng sự quan tâm và tìm hiểu về thiên địch vẫn còn hạn chế. Monrovia hy vọng rằng kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thiên địch để có thể áp dụng trong nông nghiệp. 

Monrovia Vietnam – Nâng tầm vẻ đẹp Việt Nam
Liên hệ ngay tại đây:
 – Website Monrovia: www.monrovia.vn
 – Facebook: Monrovia Việt Nam
 – Hotline: 0946.298.603
 – Shopee Mall Monrovia: https://shopee.vn/monrovia_official
 – Lazada Mall Monrovia: https://www.lazada.vn/shop/monrovia/
 – Tiki Mall Monrovia: https://tiki.vn/cua-hang/monrovia-official