Cách chăm sóc cây hồng leo dễ dàng, cho cây sai hoa quanh năm

Trong phong thủy, hoa hồng leo là loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Cây hồng mang đến không khí đầm ấm, hạnh phúc cho ngôi nhà, ngụ ý giữ lửa yêu thương, làm tình cảm vợ chồng bền chặt hơn. Cùng Monrovia tìm hiểu về cách chăm sóc cây hồng leo để sở hữu những bông hoa hồng leo xinh đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Bạn đang xem bài viết: cách chăm sóc cây hồng leo

Sơ lược cây hồng leo

Nguồn gốc và ý nghĩa

Cây hồng leo hay cây hoa hồng dây leo, hoa hồng ngoại, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae, có nguồn gốc từ Châu Âu, cây này du nhập vào Việt Nam khoảng 2-4 năm trở lại đây. Như đã nói ở trên, hồng leo nổi bật với dáng leo và màu sắc hoa tươi tắn. Hoa hồng leo được dùng để trang trí tường nhà, cổng hay hàng rào, tạo khung cảnh nên thơ, lãng mạn cho ngôi nhà.

Đặc điểm của cây hồng leo

Cây hồng leo cao trung bình từ 1-10m, thân leo thuộc nhóm thân gỗ, cành rủ xuống rất đẹp. Thân và cành hoa hồng leo có gai nhọn, cong.

Lá của cây hoa hồng leo rất rậm, hoa xòe và rực rỡ, có nhiều sắc hồng, đỏ, tím, trắng… Những cánh hoa hồng leo dày thường xếp theo hình xoáy hoặc hình tròn, mọc thành cụm ở ngọn hay thành cành riêng rẽ, đường kính khoảng 6-8 cm, ra hoa quanh năm.

Cách chăm sóc cây hồng leo – Chú ý ánh sáng

Cây hồng ưa sáng và nơi rộng rãi, thoáng gió nên chọn nơi có nhiều ánh nắng tự nhiên sẽ có lợi cho cây tươi tốt và ra nhiều hoa, màu sắc đẹp hơn. Bạn nên để cây hồng leo ở nơi có ánh sáng khoảng 6-8 tiếng/ngày và đặt cây ở hướng đông để cây luôn nhận được ánh sáng buổi sớm tốt nhất.

Đất trồng không tốt sẽ khó chăm sóc hoa hồng leo

Chăm sóc hoa hồng leo không chỉ là việc cần chú ý sau khi trồng mà còn phải được tính toán hợp lý trước khi đặt cây xuống đất.

Đất trồng hoa hồng phải tơi xốp và giàu dinh dưỡng, đất thông thoáng thì cây mới phát triển tốt. Đặc biệt sử dụng đất sạch, đã được làm kỹ để trồng cũng là một cách tốt để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.

Tưới nước cho cây hồng leo

Cây hồng chịu hạn tốt nhưng dễ bị úng, không ưa độ ẩm cao. Cách bạn tưới cây phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thời tiết. Bạn có thể tưới nước khi lớp đất trên miệng chậu khô đi. Không nên tưới nước quá thường xuyên vì có thể làm cây bị úng, thối và chết.

Cách chăm sóc cây hồng leo – Cắm cọc làm giàn leo

Dùng cọc tre làm cọc leo hoặc làm giàn để gắn cây vào, đồng thời có thể uốn các cành dọc theo giàn để cây không bị đổ khi gặp gió lớn. Cắm cọc làm giàn giúp tiết kiệm diện tích và thẩm mỹ hơn so với việc cắm các cành cây xung quanh.

Hoặc có thể sử dụng khung hoa hồng leo Monrovia vừa cố định, bảo vệ cho thân cây leo khi mưa bão, gió lớn vừa tạo điểm nhấn cho khu vườn. Bởi kiểu dáng khung vòm hình tháp chuông tạo cảm giác sang trọng, khung hoa hồng leo MONROVIA có chóp hình ngọn đuốc giúp tôn thêm vẻ đẹp của khu vườn của bạn. Sản phẩm mang đến phong cách châu Âu vừa cổ điển vừa hiện đại khi bạn bắt đầu trồng những cây hồng leo tại nhà.

Giá đỡ có chất liệu ống thép bọc nhựa, nhờ đó mà sản phẩm không bị rỉ sét lại còn thẩm mỹ, bền bỉ với thời gian. 

Dễ dàng điều chỉnh thân cây với chiều dài khác nhau. Tuy sản phẩm cứng cáp nhưng lại dễ vận chuyển. Bạn sẽ chôn trực tiếp giàn leo xuống đất để giúp giàn ổn định hơn cho cây có thể chống chịu trước gió. Đây chính là thiết kết cực kỳ nổi tiếng tại Monrovia, nếu bạn đang trồng cây hoa hồng leo thì chắc chắn không thể bỏ qua sản phẩm này nhé.

Chăm sóc cây hồng leo – Cắt tỉa cho cây

Thường xuyên cắt tỉa những cành nhỏ, cành có 2-3 đốt lá đã tàn hoa vì những cành này làm cây yếu và ra hoa nhỏ không đẹp. Tỉa thêm các cành không ngọn để cây tập trung dinh dưỡng, việc cắt tỉa sẽ làm thông thoáng cây, hạn chế sâu bệnh và kích thích cây ra hoa, đâm chồi mới.

Cách chăm sóc cây hồng leo –  Bón phân

Nhiều người nghĩ rằng khi bón phân cho hoa hồng leo là bón phân lân, đạm, kali. Nhưng nếu trồng ở nhà, bạn nên bón phân hữu cơ. Loại phân bón này không chỉ giúp bạn tận dụng thức ăn thừa trong nhà mà còn là cách bảo vệ môi trường cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt hiện nay phân trùn quế là loại phân bón vô cùng hiệu quả và bất ngờ được nhiều người tin dùng.

Bạn cũng nên chia đều lượng phân giữa 2 mùa. Phân mùa xuân phải chứa phốt pho, nitơ và kali, phân mùa đông cũng giống như phân mùa hè, nhưng không chứa nitơ. Thêm nhiều kali vào mùa thu để làm cho thân của cây khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hồng leo

Phân bón lá nên được đổ vào gốc cây hồng leo. Bón phân là giúp cây bổ sung dinh dưỡng kịp thời, nhưng để cây phát triển bền vững thì nên hạn chế việc bón phân qua lá thường xuyên!

Trường hợp trồng cây bị gãy, hư phải nhanh chóng cắt bỏ lá (toàn bộ hoặc một phần tùy theo mức độ hư của rễ) và cho cây ngủ nghỉ, chỉ sau 1 tuần cây sẽ nảy mầm.

Tưới nhiều nước sau khi trồng hoa hồng leo. Sau hai ngày, bạn nên kiểm tra xem tình trạng hydrat hóa có trở lại bình thường không. Nếu cây có ít lá thì tưới ít hơn.

Cần xem nơi nắng, gió, cây to, cây nhỏ, đất trong chậu nhiều hay ít mà tưới nước cho hợp lý.

Tổng kết

Hồng leo là loài cây vô cùng ý nghĩa cũng như xinh xắn, phù hợp để trang trí ngôi nhà của bạn. Hãy theo dõi cách chăm sóc cây hồng leo do Monrovia chia sẻ để đảm bảo sức khỏe của chậu hồng tại nhà bạn nhé.

Trả lời