Cách trồng và chăm sóc hoa hồng không sâu bệnh, sai hoa

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-1

Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, hoa hồng đang ngày càng được giới yêu hoa ưa chuộng trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại vì nghĩ cách trồng và chăm sóc hoa hồng rất khó khăn. Vậy thực hư như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa hồng cho cây khỏe mạnh, sai hoa trong bài viết dưới đây nhé!

Chọn giống hoa hồng

Bước đầu tiên của việc trồng hoa hồng là bạn cần tìm hiểu đặc điểm của giống hoa hồng. Tiêu chí quan trọng là chọn cây có hoa đẹp, to, dày cánh. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến độ bền của hoa. Có những giống hoa kéo dài đến 15 ngày, nhưng cũng có loại chỉ 2-3 ngày là tàn. Tùy vào yếu tố bạn ưu tiên mà chọn giống hoa cho phù hợp. 

Hoa hồng có rất nhiều loại, trong bài viết này Monrovia Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn một số loại phổ biến và đặc điểm của chúng:

  • Hoa hồng cổ Sapa: là giống hồng cổ của Pháp, mọc thành bụi có thể leo được, chiều cao khoảng 1-5m. Dáng hoa căng tròn, màu hồng phấn, cánh hoa mềm mại, xếp xoáy lại ở trọng tâm. Ngoài ra, hoa còn có hương thơm dịu, quyến rũ.
  • Hoa hồng cổ tỉ muội: được yêu thích bởi kích thước nhỏ xinh, đa dạng màu sắc, hình dáng. Loài hoa này thuộc thân gỗ, bụi thấp, có nhiều cành và gai, chiều cao khoảng 25-40cm. Chúng thường được trồng trong chậu, hàng rào, lối đi, ban công, trang trí nội thất.
  • Hoa hồng leo pháp:  Do có nguồn gốc từ Pháp nên giống hoa hồng này đặc biệt thơm hơn hẳn loài hoa hồng thông thường. Hương thơm của hoa ngào ngạt, quyến rũ, có thể tinh chế thành nước hoa. Hoa hồng leo Pháp ra hoa rất nhanh chỉ trong vòng 3 tháng.

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-2

Điều kiện thích hợp trồng hoa hồng

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và sản lượng hoa hồng. Hoa hồng là cây ưa sáng, khi được trồng tại nơi có ánh sáng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng tốt. Cây càng lớn thì yêu cầu về ánh sáng càng nhiều.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây hoa hồng không chịu được nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Nhiệt độ vượt quá 35 độ C hoặc xuống thấp hơn 18 độ C đều ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa hồng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất ra hoa của cây. Độ ẩm thích hợp trồng hoa hồng là từ 70-80%.

Đất trồng

Hoa hồng thích hợp nhất là trồng ở đất phì nhiêu, dễ thoát nước và giàu dinh dưỡng. Tốt nhất trồng hoa hồng ở đất mùn, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt hay đất pha cát (Hoặc trộn thêm xơ dừa, mùn vụn,…). Tránh trồng hoa hồng ở đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, điều này ảnh hưởng đến quá trình cây ra nụ và nở hoa.

dat-trong-cay-monrovia
Đất trồng cây trộn sẵn Soilmix

Kỹ thuật trồng hoa hồng đúng cách

Có nhiều cách trồng hoa hồng như từ hạt, giâm cành, tách bụi hay trồng từ cây giống đã được ươm. Tuy nhiên, việc trồng hoa hồng từ cây giống đã được ươm mang lại hiệu quả cao và dễ dàng nhất. Dưới đây là hướng dẫn trồng hoa hồng đúng cách mau ra hoa, cây khỏe mạnh.

Trước khi tiến hành trồng hoa hồng, bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ như:

  • Than củi khô, sỏi hoặc sỉ than.
  • Vỏ trấu, vụn xơ dừa
  • Đất màu mỡ
  • Chậu trồng hoa hồng có kích thước phù hợp với kích thước và độ tuổi của cây. Có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
  • Cọc tre.
  • Phân hữu cơ như phân bò hay phân trùn quế.
  • Cây giống.

Pha trộn đất trồng hoa hồng

Đất trồng hoa hồng sẽ được trộn theo tỷ lệ như sau:

  • 2 phần đất
  • 2 phần phân hữu cơ
  • 1 phần xỉ than
  • 1 phần vỏ trấu hun
  • 1 phần vụ xơ dừa

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-3

Tiến hành trồng hoa hồng vào chậu

Bước 1: Cho đất đã trộn sẵn vào ⅔ chậu, tiếp theo đòi 1 hốc nhỏ kích thước lớn hơn bầu đất của cây giống một ít.

Bước 2: Cắt phần nilon bọc bầu đất của cây giống, nhẹ nhàng đặt bầu đất vào hốc đã đào. Dùng tay đập nhẹ vào xung quanh thành chậu để đất trải đều.

Bước 3: Rải đều phần đất còn lại vào trong chậu và nén chặt cho đến khi cây đứng vững. 

Bước 4: Tưới nước cho cây cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu thì ngưng.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng khỏe mạnh, sai hoa

Tưới nước

Hoa hồng cần được tưới nước thường xuyên nếu trồng trong vườn. Cây hoa hồng cần được tưới nước từ 1-2 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không nên tưới cây khi nắng gắt sẽ làm nước bốc hơi nhanh, cây chưa kịp hấp thụ. Không nên tưới vào lúc chiều tối vì sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bệnh sinh sôi. Do đó, tùy vào điều kiện thời tiết bạn nên điều chỉnh lượng nước cho thích hợp.

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-6

Phân bón

Phân bón tốt và hiệu quả nhất dành cho hoa hồng là loại phân hữu cơ, ưu tiên nhất là phân trùn quế. Bón phân trùn quế và xen kẽ phun Atonik định kỳ 1 lần/ tháng bạn sẽ thấy cây hoa hồng của mình phát triển nhanh rõ rệt. Thời kỳ ra hoa, bón phân trùn quế sẽ giúp hoa đậm màu, nở sai và lâu tàn hơn. Lưu ý, cho phân hòa tan vào nước trước khi bón và không được tưới lên lá.

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-7

Phòng và tiêu diệt sâu bệnh cho cây

Hoa hồng là loài hoa dễ bị sâu bệnh tấn công nếu không có biện pháp phòng bệnh cho cây. Vì thế, muốn hoa hồng luôn khỏe mạnh bạn cần nắm bắt một số bệnh thường gặp gây nguy hại cho hoa hồng để có biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh đúng cách. Sau đây Monrovia sẽ chia sẻ cho bạn cách phòng và tiêu diệt côn trùng gây hại không cần dùng thuốc. Đó chính là sử dụng dầu neem.

Dấu hiệu cây nhiễm bệnh:

  • Bọ trĩ làm cây hoa hồng xoăn lá, quầng đen, chồi thui không nở được, hoa biến dạng,… Bệnh thường xuất hiện vào thời tiết hanh khô, nắng nóng. 
  • Nhện đỏ ăn biểu bì, chích hút mô dịch của lá cây. Từ đó, làm lá chuyển sang màu vàng, mặt trên màu vàng, mặt dưới có đốm trắng lấm tấm như bụi cám. Nếu cây bị bệnh nặng lá sẽ bị phồng rộp, sau đó lá cứng và vàng khô lại.
  • Nấm lá: cây bị nấm lá sẽ xuất hiện đốm đen, phấn trắng hay màu như rỉ sắt. Các bệnh này sẽ khiến cây rụng lá, thân khô và cây sẽ chết.
  • Rệp vảy: là loại côn trùng có vảy màu nâu, trắng hoặc xanh bám chặt trên thân cây hoa hồng hút chất dinh dưỡng của cây làm cây còi cọc, thân đen và chết.
  • Rệp sáp: Khi cây bị bệnh sẽ có đốm li ti màu trắng như nấm mốc trên thân và lá. Rệp sáp hút nhựa cây, hút chất ngọt của quả và lá cây, lá non, tấn công nụ khiến cây vàng úa, còi cọc, hoa dị dạng.

Phác đồ điều trị bọ trĩ, nhện đỏ, nấm lá, rệp sáp

Bước 1: Cắt bỏ lá bị xoăn, lá bệnh nặng bỏ hết, lá nhẹ giữ lại, chồi và hoa đen, bỏ thùng rác, không được bỏ ở gốc. 

Bước 2: Dùng vòi xịt nước mạnh vệ sinh cây khoảng 1 – 2 lần vào buổi sáng.

Bước 3: Kết hợp phun Neem oil vào sáng sớm hay chiều mát, sáng dậy rửa qua lá để trị trĩ, nhện và đốm lá.

neemoil

Đối với cách điều trị rệp vảy sẽ khác đôi chút:

  • Trường hợp cây bệnh rất nặng: bôi trực tiếp dầu neem lên thân, sau đó chà bằng bàn chải, xối nước cho rệp vảy bong ra.
  • Trường hợp bệnh nhẹ: Quét neem oil (đã nhũ hóa, pha theo tỷ lệ 1:1 với nước rửa chén) lên thân, chà cho nó bong ra, xối nước.
  • Cả 2 phương pháp trên, sau rệp vảy bong ra hết thì phun neem oil phòng bệnh theo công thức, ngăn bệnh quay trở lại.

Công thức pha dầu neem:

  • Phun trị: Dùng 5ml dầu neem pha với 5 ml nước rửa chén (hoặc 10ml dung dịch bồ hòn), sau đó pha trong 1 lít nước, lắc đều trước khi phun. Tuần phun 2-3 lần, vào chiều mát hoặc sáng sớm (lúc trời mát) khi cây khỏe chuyển sang phun phòng.
  • Phun phòng: pha tỷ lệ 1ml dầu neem/ 1ml nước rữa chén/ pha trong 1 lít nước và lắc đều trước khi phun. Phun phòng 1-2 lần trong tuần lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Vệ sinh cây kết hợp dùng vòi xịt nước mạnh tuần 1-2 lần. Cây bị nấm lá thì phải ngắt bỏ lá hư, bỏ thùng rác, không bỏ dưới gốc cây.

Kỹ thuật cắt tỉa hoa hồng – cách trồng và chăm sóc hoa hồng 

Tại sao phải cắt tỉa hoa hồng? Là thắc mắc của nhiều người mới bắt đầu trồng hoa hồng. Cắt tỉa hoa hồng nhằm mục đích hạn chế chồi điếc không thể ra hoa do cành già cản trở ánh sáng. Ngoài ra, cắt tỉa cành sẽ giúp ra hoa nhiều hơn.

cach-trong-va-cham-soc-hoa-hong-5

Đối với cây trưởng thành, bạn cắt bỏ 3 cặp lá đầu tính từ phần ngọn xuống của nhánh. Còn đối với cây hoa hồng non có từ 1 đến 2 nhánh, phát triển tốt bạn chỉ nên cắt 1 đến 2 cặp lá đầu tính từ ngọn xuống. 

Lưu ý khi cắt tỉa:

  • Dụng cụ cắt tỉa phải bén và sạch, tránh làm dập các vết cắt.
  • Dọn dẹp vệ sinh các cành lá đã cắt tránh lây nhiễm bệnh vào cây.
  • Có thể sử dụng nước vôi để vệ sinh vết cắt tránh bị nhiễm nấm.
  • Nên bón phân cho cây sau khi cắt tỉa, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Bằng những chia sẻ của Monrovia Việt Nam về cách trồng và chăm sóc hoa hồng đúng cách, hy vọng rằng bạn sớm có được chậu hoa hồng đẹp nhất. Thường xuyên theo dõi nhà Monrovia Việt Nam để cập nhật những kinh nghiệm làm vườn bạn nhé!