Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà hiệu quả, lớn khoẻ

Hiện nay, trồng cây cảnh trong nhà đã trở thành xu hướng trong nhiều gia đình. Cây trồng trong nhà không chỉ để trang trí mà còn là một loại cây lọc không khí hiệu quả. Đặc biệt trong số tất cả các loại cây cảnh trồng trong nhà thì lưỡi hổ là lựa chọn tốt nhất được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Hãy cùng Monrovia tìm hiểu cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà qua bài viết này nhé!

Bạn đang xem bài viết: chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Cây Lưỡi Hổ không chỉ được yêu thích bởi yếu tố Phong Thủy mà nó còn có những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Sản xuất oxy ban đêm: Lưỡi hổ là một trong số ít loài thực vật có khả năng chuyển hóa carbon dioxide (CO2) thành oxy vào ban đêm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đặt những chậu cây cảnh trong phòng ngủ mà không lo thiếu oxy hay hít phải khí độc khi ngủ.
  • Loại bỏ các chất gây ô nhiễm có hại: Cây Lưỡi hổ còn được biết đến với khả năng giúp hấp thụ và loại bỏ các chất ô nhiễm có hại trong không khí như: carbon dioxide, benzen, formaldehyde, acetylene, trichloroethylene… bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi sự tấn công của các tác nhân gây dị ứng trong không khí.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trồng cây lưỡi hổ có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và cung cấp nguồn năng lượng tích cực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Nhìn cây lưỡi hổ ta thấy cây có 2 bộ phận đặc trưng là lá và rễ. Lá cây lưỡi hổ là nơi chứa nhiều nước cho cây. Tình trạng quá nhiều hoặc không đủ nước đều có thể ảnh hưởng trực tiếp không chỉ cây lưỡi hổ mà bất kỳ những loại cây trồng khác

Bụi trên lá nên được làm sạch thường xuyên. Chúng ta làm điều đó đơn giản với một miếng vải ẩm và có thể lau sạch đi bụi bẩn. Tiếp theo, đặc biệt chú ý đến rễ. Khi bộ rễ phát triển mạnh, lá sẽ phát triển rất nhanh.

Lưỡi hổ nên trồng trong chậu rộng nhưng không sâu quá. Ta cần cân nhắc tốc độ phát triển của cây, thay chậu và đất trồng hợp lý nhất. Đất và chậu thường được thay 1-2 năm một lần.

Cách tưới nước cây lưỡi hổ

Loại cây này không có nhu cầu nước cao. Chỉ tưới nước khi lớp nền trên bề mặt khô hoàn toàn hoặc khi thấy chậu nhẹ. Nếu trồng trong nhà, trung bình chỉ tưới khoảng 1 lần/tuần.

Mẹo tưới cây lưỡi hổ trong nhà đúng cách:

  • Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng.
  • Sử dụng nước cất hoặc nước mưa nếu có thể. Nếu sử dụng nước máy, hãy để ít nhất 48 giờ để loại bỏ clo, flo, v.v.
  • Chỉ tưới nước trên bề mặt đất, tốt nhất là bên ngoài chậu. Không bao giờ tưới nước ở giữa tán lá. Nếu nước vô tình dính vào lá, chúng cần được làm khô ngay lập tức bằng khăn hoặc khăn giấy. Vì nước đọng lại lâu trong lá sẽ làm cho lá bị tích nước, lâu dần cây sẽ chết. Nên nhớ, cây lưỡi hổ úng nước khó cứu vãn.
cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà hiệu quả

Đất trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ là cây không chịu ẩm nên đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt. Giá thể nuôi cấy có thể được làm bằng cách trộn đất, cát, trấu và mùn hoặc phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:1:1:1. Tham khảo đất trồng cây Soilmix để trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

dat-trong-cay-monrovia
Đất trồng cây Soilmix dành cho cây lưỡi hổ trong nhà

Bón phân để chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Không cần bón phân quá nhiều cho cây. Bạn nên bón phân định kỳ 1 tháng 1 lần bằng phân bón cân đối như NPK 10-10-10. Bạn cũng có thể sử dụng phân chuồng để có kết quả tốt hơn. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Thay chậu khi cây lưỡi hổ phát triển lớn

Sau 1-2 năm trồng, rễ đã bao kín chậu hoa thì cũng đến lúc phải thay chậu. Mùa xuân đến đầu mùa hè là thời điểm tốt nhất để thay chậu. Bạn nên tách cây ra khỏi chậu để tăng không gian sinh dưỡng cho cây.

Vị trí đặt chậu lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ là loài cây ưa bóng râm nên bạn hãy đặt chậu cây ở vị trí râm mát, có ánh sáng phản chiếu. Bạn có thể đặt chậu cây trước cửa, bên cửa sổ hoặc ngoài ban công tùy thích và phù hợp với không gian

Vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà

Các hướng thích hợp nhất để đặt chậu hoa là đông nam, tây và bắc. Mặt khác, bạn nên đặt chậu cây lưỡi hổ ở nơi khó tiếp cận, để năng lượng phong thủy của cây có thể giúp bạn xua đuổi tà khí trong nhà.

Chú ý sâu bệnh để chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ ít bị các vấn đề về côn trùng như rệp, nhện, bọ trĩ,… so với các loại cây khác. Tuy nhiên, cây dễ bị nhiễm các bệnh do nấm và vi khuẩn như bệnh đốm lá, thán thư, thối rễ…

Để ngăn ngừa bệnh cho cây lưỡi hổ trong nhà, luôn luôn giữ cho đất nền và môi trường phát triển mát mẻ. Ngoài ra, cần thường xuyên quan sát cây để phát hiện bệnh kịp thời.

Gợi ý chậu trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Ưu điểm của Chậu nhựa trồng cây mini MONROVIA cho cây lưỡi hổ trong nhà:

  • Chất lượng sản phẩm chuẩn Châu Âu, thiết kế bắt mắt, sang trọng, không bạc màu
  • Thiết kế đáy liền, dễ dàng khoan lỗ thoát nước để trồng cây trong chậu
  • Khả năng cách nhiệt được đánh giá cao, giúp cây không bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Sản phẩm chậu nhựa Monrovia được tin dùng rộng rãi vì sử dụng chất liệu nhựa PP chất lượng, an toàn cho người dùng, không lo rơi vỡ đối với gia đình có trẻ nhỏ. Quả là một khoản tiết kiệm hợp lý đúng không nào

Khi đặt hàng, chậu nhựa mini MONROVIA được đóng gói kỹ càng, cẩn thận trước khi giao tận tay cho khách hàng nên bạn có thể yên tâm trong khâu vận chuyển nhé

Chậu decor M9 rất thích hợp cho việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Tổng kết

Trên đây là một số điều cần lưu ý khí chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà. Theo dõi Monrovia thường xuyên để học hỏi thêm nhiều điều lý thú nhé.

Trả lời