Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu đơn giản, hiệu quả

cach-trong-hoa-hong-trong-chau-1

Từ lâu, hoa hồng đã trở thành loài hoa được nhiều gia đình yêu thích trồng trong vườn nhà mình. Hoa hồng cho hoa khá nhiều lần trong năm, tuy nhiên để có được đóa hồng xinh xắn và thường xuyên thì người trồng cần nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng đúng cách. Hãy cùng Monrovia Việt Nam tìm hiểu cách trồng hoa hồng trong chậu đơn giản, dễ làm cho hoa sai, to, đậm màu bạn nhé!

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

Trước khi tiến hành trồng hoa hồng trong chậu tại nhà bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu như:

  • Chậu cây
  • Đất thịt trồng cây
  • Phân hữu cơ
  • Mùn hữu cơ
  • Đá perlite: Đây là nguyên liệu cần thiết giúp giữ nước, chống xói mòn chất dinh dưỡng của đất và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển. 
  • Đá cuội: Đá này dùng để phủ xung quanh gốc cây giúp yếm khí, từ đó thúc đẩy vi sinh vật phân giải chất dinh dưỡng có lợi cho cây với tốc độ nhanh hơn. Ngoài ra, đá cuộc còn giúp chậu hoa hồng ra hoa đẹp hơn.
  • Phân bón cho hoa hồng.

cach-trong-hoa-hong-trong-chau-4

Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống hoa hồng rất đa dạng về nguồn gốc, chủng loại và màu sắc. Người trồng có thể lựa chọn những giống hoa mà mình yêu thích, nhưng bạn nên chọn cây khỏe mạnh, cứng cáp và khả năng chống sâu bệnh tốt. 

Có nhiều cách trồng hoa hồng như giâm cành, chiết cành hoặc cây ghép. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với cây ghép có ưu điểm là thời gian phục hồi nhanh nhưng dễ thoái hóa, còn đối với giâm cành, chiết cành thì ngược lại. Thời gian đầu cây giâm sẽ phát triển chậm hơn cây ghép nhưng sản lượng hoa cao và lâu bị thoái hóa giống. 

Dưới đây là gợi ý của Monrovia Việt Nam về các giống cây hoa hồng thích hợp để trồng trong chậu:

  • Hồng nấm lùn: hay còn gọi là hồng tezza, giống hồng mini nhỏ xinh, chiều cao chỉ khoảng 25-50cm. Không chỉ hình dáng xinh xắn đáng yêu, loài hoa này còn sở hữu nhiều màu sắc rực rỡ với 8 màu chủ đạo như: hồng phấn, hồng đậm, đỏ đô, vàng chanh, cam, vàng cam, đỏ tươi, tím hồng,…
  • Hồng Miniature: loại hoa hồng này còn có cái tên thân thương khác là “Tỉ muội”. Cây dạng bụi nhỏ, thân thẳng, cành mềm và cao dưới 1m. Hoa hồng tỉ muội là hoa nhỏ, hương thơm nhẹ, thường tụ thành chùm nên trông rất đẹp mắt.
  • Hồng Patio: loài hoa này có kích cỡ to hơn hồng Miniature mà vẫn vừa với kích cỡ chậu từ trung bình tới lớn. Hồng Patio thuộc chi bụi cỡ lớn nhưng thế hệ sau lại cho ra dòng có kích thước bé hơn.
  • Hồng thơm Polyantha: Là loại hồng mini thân thấp (30-40 cm), dạng bụi, dễ trồng, nở nhiều hoa, có mùi thơm dịu,…

cach-trong-hoa-hong-trong-chau-5

Chọn chậu phù hợp

Kích cỡ chậu cũng vô cùng quan trọng khi trồng hoa hồng, nó quyết định số lượng hoa của cây trong chậu. Lượng dinh dưỡng, khả năng hấp thụ của cây sẽ càng tăng nếu chậu càng to và ngược lại.

Theo các chuyên gia, khi chọn kích cỡ chậu trồng hoa hồng thì nên chọn những kích cỡ như:

  • Chậu có đường kính từ 15 – 20cm: 4 – 7 bông.
  • Chậu có đường kính 20 – 30cm: 8 – 12 bông.
  • Chậu có đường kính 30 – 40cm: 13 – 21 bông.
  • Chậu > 40cm: 22 – 50 bông (tầm cỡ bồn hoa).
  • Chiều cao của chậu nên lớn hơn 25cm vì hoa hồng có xu hướng đâm rễ sâu.

Ngoài ra, chất liệu của chậu còn là yếu tố quyết định khả năng thoát nước và giữ chất dinh dưỡng của đất giúp cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tốt nhất bạn nên lựa chọn chậu có chất liệu gốm, đất sét và phía dưới có lỗ thoát nước.

Cách trộn đất trồng hoa hồng trong chậu

Monrovia mách bạn công thức trộn đất trồng hoa hồng trong chậu cho hoa sai, to bao gồm: 

  • ⅓ Đất thịt
  • ⅓ Mùn hữu cơ
  • ⅓ Phân hữu cơ
  • Một chén đá perlite (Đây là phần bổ sung không nhất thiết phải có).

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ và đất trồng, tiếp theo chúng ta có thể thực hiện cách trồng hoa hồng vào chậu theo kỹ thuật sau:

  • Bước 1: Đổ ⅔ hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào chậu, lót dưới đáy chậu 3cm một tầng đá cuội để tránh rửa trôi khoáng và chất dinh dưỡng.
  • Bước 2: Trồng hoa hồng vào chậu. Khi trồng bạn có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất là dùng thân rễ tươi cắt cành, thứ hai là dùng hạt ươm.
  • Trường hợp dùng thân rễ tươi cắt cành thì bạn hãy tạo một đụn đất ở giữa lòng chậu, sau đó đặt thân rễ lên trên đụn sao cho toàn bộ nhánh rễ ôm đụn đất đó. Vỗ nhẹ thành chậu để đất giàn đều, tiếp đến cho thêm ⅓ hỗn hợp đất còn lại xung quanh đụn để che toàn bộ rễ. 
  • Trường hợp dùng hạt ươm thì bạn tạo một hõm nhỏ trong lòng chậu và cho hạt vào đấy. Bạn nên ước lượng trước số lượng hạt cho vào chậu tùy theo kích cở của chậu sao cho hợp lý nhất. Tiếp theo, bạn vỗ nhẹ thành chậu cho đất giàn đều rồi rải điều phần đất sao cho chỉ có 2,5 cm đất phủ lên hõm. Lớp đất cuối cùng phải để tơi, không nên nén xuống vì để rễ con và mầm cây dễ dàng phát triển.
  • Bước 3: Chọn chỗ có nhều ánh sáng chiếu vào chậu hoa hồng ít nhất là 7 giờ/ ngày. 

Cách chăm sóc hoa hồng trồng trong chậu đơn giản

Sau khi đã nắm vững cách trồng hoa hồng trong chậu đúng cách, tiếp theo đến giai đoạn chăm sóc hoa hồng sau khi trồng.

Tưới nước

Hoa hồng cần đảm bảo được tưới nước mỗi ngày. Cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Bạn nên sử dụng bình tưới phun nhẹ cho cây vào buổi sáng. Nếu nắng quá gay gắt, bạn nên tưới thêm nước cho cây tránh tình trạng cây héo. Lưu ý nếu tưới nước lúc chiều mát khi lá và nụ còn ướt dễ tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Bón phân

Tùy vào lượng đất trồng, kích thước cây mà bón lượng phân bón phù hợp. Ở từng giai đoạn phát triển, hoa hồng sẽ cần những loại phân bón khác nhau. Nếu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết hoa hồng sẽ mất đi khả năng chống lại sâu bệnh.

Giai đoạn chuẩn bị đất trồng

Trước khi trồng hoa hồng cần phải bón lót bằng một hay vài loại phân hữu cơ. Việc bón lót này nhằm mục đích chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng cây thiếu dinh dưỡng sẽ ngừng phát triển do đói. Một số loại phân có thể bón lót cho cây như: phân trùn quế, phân dê,…

dat-trong-cay-monrovia
GIá thể trồng cây trộn sẵn Monrovia

Giai đoạn cây con

Sau khi trồng 1 tháng, rễ đã ra ổn định, lượng phân bón lót cũng đã sử dụng gần hết. Giai đoạn này cần bón phân có nhiều đạm và lân. Ngoài ra, cần bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho hoa hồng như: phân trùn quế viên nén, phân bò, đạm cá,…

Giai đoạn cây trưởng thành

Đây là giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi cây, phát triển thân, lá, cành. Giai đoạn này cây cần được bón thúc bằng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế dạng viên nén, đạm cá, đậu tương, dịch chuối,…

Giai đoạn trước khi ra hoa

Để hoa ra màu đẹp, chuẩn form, lâu tàn, bạn cần bón cho cây loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Giai đoạn này bạn cần kết hợp bón dịch chuối, phân trùn quế viên nén, phân đạm cá,… 

Giai đoạn ra hoa cho đến khi hoa tàn

Giai đoạn này không cần bón phân hoặc có thể bón thêm kali cho hoa lâu tàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho chu kỳ sinh trưởng của lần đâm chồi kế tiếp.

Giai đoạn từ sau cắt tỉa hoa tàn, tỉa cành

Sau khi cắt tỉa 2-3 ngày nên bón phân có hàm lượng đạm và lân cao để cây mau chóng nảy chồi.

cach-trong-hoa-hong-trong-chau-2

Phòng ngừa sâu bệnh

Một số bệnh thường gặp trên hoa hồng mà người trồng cần biết để biết cách xử lý khi cây nhiễm bệnh và có biện pháp phòng ngừa.

  • Nấm lá:
  • Đốm đen: Xuất hiện vào mùa mưa, thường là những lá già sau đó lây lan qua lá non, đọt và nụ hoa làm cho lá vàng, rụng. 
  • Bệnh phấn trắng: Gây hại trên lá non, cổ bông hồng và phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô và cây sẽ chết.
  • Bệnh rỉ sắt: Là bệnh trên lá ban đầu thấy xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trong hoặc nâu sau đó chuyển sang màu cam như rỉ sắt cả 2 bên mặt lá. Làm cho lá cháy và rụng. 
  • Nhện đỏ:  hút chích biểu bì và mô dịch của lá cây làm lá vàng, khô rụng.
  • Bọ trĩ: là loại côn trùng gây xoăn lá, quắn lá, quầng đen, chồi thui không nở được, hoa biến dạng. 
  • Rệp vảy: bám vào thân cây, bạc trắng thân, hút nhựa gây đen thân và chết cây.
  • Rệp sáp: màu trắng, ở trên lá, ở chỗ ngách lá chưa vệ sinh tới, hút nhựa cây.

Để phòng ngừa sâu bệnh cho hoa hồng bạn cần:

  • Bón phân cân đối giữa các nguyên tố N,P,K. Giúp cây tăng sức đề kháng.
  • Tưới nước giữ ẩm cho cây vào mùa khô.
  • Dùng vòi phun áp lực mạnh để rửa cả 2 mặt lá, các ngách khó vệ sinh.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành, lá cho thông thoáng.
  • Có thể dùng dầu neem để phòng và trị bệnh cho cây.
Combo phòng trị bệnh cho hoa hồng trong chậu hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Monrovia Việt Nam về cách trồng hoa hồng trong chậu đơn giản tại nhà và cách chăm sóc hoa hồng sau khi trồng. Hy vọng với cách hướng dẫn trên sẽ giúp bạn có vườn hoa hồng đẹp và khỏe mạnh.